16/5/13

Độ phân giải của file ảnh là gì?

Đăng bởi Admin | 16/5/13 | 0 nhận xét

Đối với những bạn khá rành về Photoshop thì vấn đề độ phân giải không phải là vấn đề cần bàn,tuy nhiên với những bạn "mới vào nghề" thì vấn đề độ phân giải file ảnh cũng nảy sinh ít nhiều phiền toái.Vì sao khi các bạn rê một đối tượng trên file ảnh này thả vào file ảnh khác (hoặc copy một đối tượng trên ảnh này và paste vào ảnh khác) thì đối tượng đó bỗng nhiên to ra hoặc bị thu nhỏ lại còn bé xíu,đó là do độ phân giải của hai file ảnh không giống nhau.


Độ phân giải là số pixel ảnh trên một đơn vị chiều dài.Ví dụ file ảnh có độ phân giải là 72ppi (pixels per inch) tức là có 72 ảnh điểm trên một inch chiều dài,một file ảnh có kích thước rộng là 2 inch và cao là 1 inch độ phân giải là 72 pixels/inch nghĩa là có 144 pixels (72 x 2) phân bố theo chiều rộng và 72 pixels (72 x 1) phân bố theo chiều cao và tổng Pixels trên file ảnh này là 144 x 72 =10368 pixels.
 Muốn biết độ phân giải cũng như kích thước file ảnh bạn chọn lệnh Image \ Image Size hoặc bấm Phím Ctrl - Alt - I.Tìm hiểu thêm về lệnh này tại đây. 
Photoshop cho phép chúng ta thay đổi kích thước file ảnh theo hai trường hợp
 :
  • Trường hợp một: Thay đổi kích thước file ảnh nhưng vẫn giữ nguyên độ phân giải,khi đó Photoshop sẽ tính toán lại pixels nếu thiếu thì bù nếu dư thì hủy bỏ. Ví dụ: file ảnh có kích thước 5cm x 5cm độ phân giải là 72 pixels / inch,giờ tôi muốn tăng kích thước lên 10cm x 10cm nhưng yêu cầu phải giữ độ phân giải là 72ppi (bằng cách bật tùy chọn Resample Image trong hộp thoại Image Size). Để đáp ứng yêu cầu của chúng ta, Photoshop phải tính toán nội suy để bù pixels vào file ảnh,cụ thể là phải thêm gấp đôi số pixels so với file ảnh gốc.
  • Trường hợp 2: Thay đổi kích thước file ảnh nhưng không bù hay hủy pixels,khi đó nếu tăng kích thước lên gấp đôi thì Photoshop sẽ tự động giảm độ phân giải còn một nữa (1/2),trong trường hợp này bạn phải hủy kiểm nhận Resample Image trong hộp thoại Image Size.

Khi copy một đối tượng từ file ảnh này sang file ảnh khác mà chúng không cùng độ phân giải thì Photoshop sẽ dùng trường hợp thứ hai này để tính toán.Cho nên khi copy một đối tượng từ file ảnh A có độ phân giải thấp (ví dụ 100ppi) sang ảnh B có độ phân giải cao (ví dụ 200ppi) thì đối tượng đó sẽ bị thu nhỏ lại,lý do là độ phân giải phải tăng lên 200ppi cho phù hợp với file B.
 

Khi giảm kích thước file ảnh mà giữ nguyên độ phân giải thì dung lượng file ảnh sẽ giảm nhưng vẫn giữ được chất lượng,nhưng khi tăng kích thước file ảnh mà giữ nguyên độ phân giải thì dung lượng sẽ tăng,file ảnh sẽ bị "vỡ hạt" nếu như tăng kích thước quá lớn, do Photoshop phải "phỏng đoán" để bù pixels.Điều này cũng lý giải tại sao chúng ta không nên tăng độ phân giải (hay kích thước) quá cao.Nếu như chúng ta có thể tăng size hay độ phân giải lên thoải mái mà vẫn giữ được chất lượng file ảnh thì không ai dại gì mua thiết bị (máy ảnh) đắt tiền,công nghệ cao mà chỉ cần mua máy amatuer rẻ tiền để chụp ảnh xong dùng Photoshop nâng độ phân giải lên.
                                                                         Nguồn: hocpsd.com - Thu thuat vi tinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Bạn có thể chèn link vào nhận xét bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo <b>Chữ đậm</b> và <i>Chữ ngiêng</i> cho nhận xét
- Hãy Chuyển đổi mã code trước khi chèn vào nhận xét
- Hãy bấm Theo dõi dưới chân trang để nhanh chóng nhận được phản hồi từ Thủ thuật vi tính
- Những nhận xét nào không lành mạnh hoặc chèn link spam sẽ bị xóa khỏi blog.

Mã hóa Code

Support : Trick Blogspot | Ghost win | Website Design | Seo Trick | Ghost win | Software Free | Site Map | Back Link | Contact Advertising | ↑ back to top
Ghi rõ nguồn thuthuatvitinhaz.blogspot.com dưới dạng liên kết khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2013. Thủ thuật Số - All Rights Reserved
Design by Ngân Giang
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel
Template by Dameva