16/6/13

Để website luôn có mặt trên công cụ tìm kiếm

Đăng bởi Admin | 16/6/13 | 0 nhận xét

10 cách giúp website của bạn thường trực trong danh sách kết quả tìm kiếm của Search Engine
Dưới đây là 10 cách có thể giúp website của bạn không chỉ thường xuyên có tên trong danh mục kết quả tìm kiếm mà thậm chí còn được liệt kê ở vị trí trong tốp danh sách dẫn đầu.

Không cách nào được đánh giá cao hơn so với những phương pháp khác mà tốt nhất chúng ta cùng kết hợp để có thể thu được kết quả cao hơn.

1. Hãy là người đi tiên phong đăng ký URL của website tại các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm


Cách thức kinh doanh của các hãng cung cấp công cụ tìm kiếm tương tự như hình thức quảng cáo có sử dụng xuất bản định kỳ: Tập hợp các nội dung chắt lọc để thu hút người xem, rồi sau đó bán nó cho các nhà đi quảng cáo. Rõ ràng là các công cụ tìm kiếm nên để các nhà thiết kế nội dung đệ trình URL, bởi làm vậy sẽ tăng cường thêm giá trị của việc thu thập các trang chủ của công cụ tìm kiếm, việc này giúp cho trang công cụ tìm kiếm có thêm được một thành viên mới trong hộ khẩu của mình và rồi họ sẽ dễ dàng bán được quảng cáo.

Đối với các công ty qui mô nhỏ, việc đi tiên phong gửi đăng ký URL của một vài website là một quá trình khá dễ dàng, chỉ đơn giản là nhắp chuột vào nút “gửi đường link URL”. Những đường link như trên có thể dễ dàng tìm thấy ở một dạng hình thái hay site khác của các công cụ tìm kiếm thông dụng.

Lưu ý, hãy cảnh giác với những website tuyên bố ba hoa rằng họ có thể gửi URL của bạn tới hàng trăm nhà cung cấp công cụ tìm kiếm. Trên thực tế, hiện có chưa đầy 10 nhà cung cấp công cụ tìm kiếm có tiếng mà bạn có thể tin tưởng như yahoo.comgoogle.com, ở Việt Nam có vinaseek.com hoặc panvietnam.com.

2. Thứ hạng tỉ lệ thuận với mức chi phí

Trên thực tế, có những lý do có cơ sở để bạn có thể bỏ tiền đầu tư vào khoản quảng cáo website của mình trên các site cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Dennis Buchheim – giám đốc phụ trách nguồn thu tài chính của trụ sở chính hãng Inktomi tại Sunnyvale, California giải thích rằng những khoản phải đóng góp sẽ giúp cho khách hàng được ưu tiên hơn về thứ hạng trong việc hiển thị danh sách kết quả tìm kiếm, không những thế, họ còn cam đoan chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn sẽ nằm trong danh sách kết quả tìm kiếm theo thuật toán. Và tất nhiên, khoản chi phí bạn đóng góp càng cao thì độ ưu tiên cho website của bạn càng cao. Thường thì các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm đưa ra các mức giá khác nhau cho từng thứ hạng ưu tiên khác nhau.

Ví dụ, dịch vụ trên cho phép một khách truy cập có thể nhận được các báo cáo bao gồm thông tin về các từ khoá được những người tìm kiếm đưa ra. Nếu như website của bạn được ưu tiên hiển thị ra một trong số những trang liệt kê kết quả tìm kiếm đầu tiên thì xác suất người tìm kiếm thông tin click chuột vào địa chỉ đường links của website là rất cao. Thông tin này rất đáng giá bởi nó cho phép các chủ nhân của các website điều chỉnh mức chi phí đóng góp để nâng hoặc giảm vị trí của website trong bảng thứ tự xếp hạng của nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm.

3. Biến đổi nội dung để lọt vào phần mềm lọc thông tin và liệt kê

Các chương trình phần mềm liệt kê kết quả tìm kiếm, có tên hiệu “con nhện” (spiderbot), phản hồi cách chúng lướt qua các trang web ra sao, ghi lại một số thông tin, diện mạo của từng trang, trong đó có cả text. Trong bản ghi, danh sách các thông tin được tạo ra và liệt kê lại, “con nhện” nhận dạng tần số của các từ đặc thù trong một trang và đây sẽ là một phần của thuật toán phức tạp tính giá trị của trang, và sau cùng là xếp hạng.

Con nhện” có thể sẽ làm việc theo cách như sau: Nếu như một trang có từ “Internet” được lặp lại 4 lần và ở trang khác cũng có 12 từ “Internet”, thêm nữa cả hai trang đều có từ “Internet” trong thẻ meta và phần tiêu đề trang thì trang thứ hai sẽ được xếp lên vị trí cao hơn. Thuật toán “con nhện” cũng tính toán và xếp hạng những từ được ghép với từ khác, ví dụ như từ “ôtô”, “phụ tùng ôtô”, “ôtô con”…của trang web một công ty bán ôtô.

Vì vậy, để trang web của bạn có độ ưu tiên cao trong bảng xếp hạng bạn hãy chèn thêm các từ khoá thông dụng và phổ biến. Ví dụ, tên công ty của bạn là Hồng Hà, hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, khi làm trang web, phần trang chủ cũng như các trang trong bạn nên chèn thẻ meta có dạng text như: "handicraft, fineart, hongha handicraft, hongha-fineart"…. Như thế, phần mềm đọc và xếp hạng của các trang công cụ tìm kiếm sẽ tìm đến trang web của bạn dễ hơn.

Trên thực tế, có rất nhiều webmaster đã chèn thêm vô tội vạ những từ không liên quan tới lĩnh vực cũng như nội dung thông tin trang cung cấp để giành lấy cơ hội có được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng liệt kê kết quả tìm kiếm của các search engine. Một số tác giả của những trang web khác còn quỉ quyệt hơn, họ chèn hàng trăm, hàng nghìn từ khoá để font chữ trắng trên nền trang web màu trắng ở cuối trang, hoặc chữ cùng màu với màu nền để đọc giả không thể nhận biết được. Người truy cập sẽ không nhìn thấy gì, “con nhện” thì bị “mù màu”, và biện pháp này đã qua mắt được các phần mềm tìm kiếm theo từ khoá của các search engine.

Bên cạnh phương pháp lọc tìm theo từ ngữ dạng text, “con nhện” còn xếp hạng trang web theo dạng mã HTML, các file ảnh và audio. Vì vậy, khi đặt tên cho ảnh bạn cũng nên chọn những tên thông dụng và phổ biến. Ví dụ, bạn xây dựng trang web bán ôtô, những ảnh được dùng cho trang bạn nên đặt là car1.jpgcar.jpg, không nên đặt là anh.jpganh1.jpg.

4. Hãy nhớ rằng: "Tiêu đề trang (Page Title) là yếu tố sống còn"

Tiêu đề trang thường bị mọi người nhầm lẫn với tên của trang web. Để tránh tình trạng này, bạn nên biết rằng tên của trang tương đương với tên của file, ví dụ: "i.e., abcdefg.htm" - ngược lại tiêu đề trang là một hoặc nhiều từ được hiển thị trên thanh tiêu đề của trình duyệt web. Tiêu đề trang phải được đặt thật cẩn thận. AltaVista gợi ý đó là phần mà những người sử dụng công cụ tìm kiếm nhìn thấy trước tiên khi họ nhìn lướt qua danh sách liệt kê kết quả tìm kiếm, và Buchheim của Inktomi lưu ý rằng yếu tố này vẫn chưa đủ để trang web của bạn được xếp hạng cao tại search engine. “Tiêu đề phải được đặt hấp dẫn để có thể thu hút người đọc nhấp chuột. Bên cạnh những từ ngữ lôi cuốn của tiêu đề thì những từ ngữ miêu tả đi kèm cũng phải hấp dẫn”.

Cũng cần phải cân nhắc rằng có nhiều trang cỡ lớn và trung bình hợp thành chưa đầy ảnh, flash, khung và các tính năng khác mà “con nhện” không dễ gì nhận dạng được. AltaVista cho rằng tiêu đề trang thậm chí có tầm quan trọng hơn một trang cá biệt (ví dụ trang có khung) có ít nội dung dạng text.

5. Chú tâm tới thẻ meta của bạn

Có một vài loại thẻ meta, tuy nhiên đứng trên quan điểm của người quản lý thì chỉ có 2 loại chính: thẻ meta miêu tả và thẻ meta từ khoá.

Thẻ meta miêu tả là những cụm từ, câu văn được soạn cẩn thận, có thể được xuất hiện dưới phần tiêu đề trang khi hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm. Bởi sức hấp dẫn của những từ ngữ có thể định đoạt việc khách hàng tìm kiếm thông tin có nhắp chuột vào đường link website của bạn hay không. Việc nghĩ ra những từ ngữ dạng text hấp dẫn vô cùng quan trọng. Một số webmasters làm những trang web cho những công ty có sản phẩm tiêu dùng cạnh tranh cao thuê các nhà tư vấn viết thẻ meta miêu tả với hy vọng đọc giả sẽ bị lôi kéo viếng thăm website của công ty.

Thẻ meta từ khoá chứa những từ khoá và cụm từ mà các webmasters đặt vào mã nền tại vị trí đầu trang web. Vào cuối thập niên 1990, “con nhện” thường sử dụng loại thẻ này - chúng được đặt tại phần đầu trang HTML ở phần đầu mỗi trang web.

Tuy nhiên, có khá nhiều tác giả các trang web trình bày sai nội dung website của họ bằng việc chèn thêm những từ khoá giả mạo nên việc sử dụng các thẻ từ khoá meta bây giờ không còn vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị và sắp xếp thứ hạng. Ông Buchheim của Inktomi cho biết giờ dịch vụ tìm kiếm thông tin của công ty ít chú trọng tới thẻ meta từ khoá, mà đề cao các yếu tổ bổ xung khác như tiêu đề và số đường link. Tương tự, www.webrankinfo.comkhuyên Google không nên tiếp tục duy trì phương thức tìm kiếm dựa vào thẻ meta từ khoá. Cùng với Google, một số search engine khác như AOL Search cũng không sử dụng phần mềm sử dụng thuật toán tìm kiếm dựa vào thẻ meta từ khoá.

6. Thiết lập các đường link 2 chiều

Chất lượng và số lượng website liên kết tới website của bạn có ảnh hưởng tới thứ hạng tại các search engines”, theo lời ông Detlev Johnson – một chuyên gia nổi tiếng đánh giá các search engine. Ông Johnson lưu ý rằng, quá trình thu thập các đường link không đơn giản như việc thuyết phục một số lượng lớn các website liên kết tới website của bạn. Những website này phải có chất lượng cao bởi thế trang được tìm đến được search engines coi là “quan trọng”.

Việc thuyết phục các website chất lượng cao liên kết tới site của bạn cũng có nghĩa mọi người sẽ có thể tìm thấy website của bạn mà không cần phải nhờ đến search engine. Đây là một lợi thế bởi mục tiêu chủ đạo của bạn là muốn mọi người biết đến website của mình - được xếp ở thứ hạng cao trong search engine không phải là cách duy nhất để site của bạn được mọi người biết đến.

Quá trình thuyết phục các website khác đặt đường link liên kết tới một domain mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn có lý do chính đáng và thuyết phục để có được các đường link tới URL của bạn thì cơ hội thành công sẽ cao hơn. Đơn giản hơn là việc “có đi có lại”, bạn cũng sẽ đặt đường liên kết tới các website khác mà bạn muốn nhờ đặt đường link tới site của bạn.

Việc có được các đường link “khứ hồi” cũng sẽ giúp cho bạn có được mối quan hệ khách hàng mật thiết: Các công ty có thể đưa yêu cầu rằng các khách hàng có website sẽ đặt đường liên kết tới website của họ. Hơn nữa, nếu bạn có mối quan hệ với hiệp hội công nghiệp hay phòng thương mại thì bạn có thể đề nghị các tổ chức này đặt đường link trên website của họ liên kết tới domain của công ty bạn. Các đường link từ các site của khách hàng và các tổ chức, bạn ngành sẽ được ưu đãi trong việc tính thứ hạng của website.

Để biết xem trang web của bạn đã được liên kết tới các website khác hay chưa, hãy gõ dòng chữ “link:www.tênmiềncôngtybạn.com” vào trang cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Ở trang hiển thị kết quả, nhà cung cấp công cụ tìm kiếm sẽ liệt kê tất cả các website có đặt đường link tới URL của bạn. Nhiều trang trong số đó có thể là những đường link nội bộ (từ website của bạn), tuy nhiên bạn cũng sẽ phải ngạc nhiên vì có nhiều website khác cũng có đường liên kết tới website của bạn. Quá trình kiểm tra này về cơ bản bạn nên thường xuyên tiến hành. Nếu như các website được liệt kê có chất lượng cao, bạn nên liên hệ với họ để “trả ơn”, và tiếp đến là thiết lập mối quan hệ “hai chiều”, trao đổi, thiết lập đường link trên 2 website để tăng thứ hạng của bạn trong lần lướt tiếp theo của “con nhện”.

7. Tập trung vào sự trao đổi lẫn nhau

Những đường link 2 chiều thường được các search engines đánh giá cao hơn những đường link một chiều, không tương hỗ lẫn nhau. Một điều mà các nhà quản lý cần cân nhắc là khoảng thời gian yêu cầu để liên hệ với các cơ quan tổ chức khác nhau, đặt vấn đề thiết lập mối quan hệ trao đổi lẫn nhau.

Ví dụ, có thể mất một vài ngày hoặc một vài tuần mới thiết lập được một mối quan hệ tương tác, và tất nhiên bạn phải gọi nhiều cuộc điện thoại cũng như gửi nhiều bức thư điện tử để liên hệ và trao đổi công việc. Bởi vì có thể hiệu rộng rằng việc thiết lập các đường link qua lại là việc tiêu tốn thời gian và bao hàm một số mức độ của mối quan hệ giữa đôi bên, các search engines định giá trị cao các đường link như vậy hơn là các đường liên kết một chiều thuần tuý.

Nếu như bạn không biết rõ về các công ty kinh doanh trực tuyến mà bạn có thể đối thoại, có lẽ bạn nên xem xét bàn luận về vấn đề thanh toán cho dịch vụ trao đổi đường link và các trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link. Có một số người coi việc trao đổi đường link là hữu ích nhưng cũng có những đối tượng có suy nghĩ theo chiều ngược lại.

Michael Wong của website www.mikes-marketing-tools.com cảnh báo rằng: “Đừng bao giờ sử dụng những đường link từ những website trao đổi đường link và các trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link”. Theo kinh nghiệm của Wong: “các trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link ở một hoặc nhiều website thường có thiên hướng cập nhật thêm số lượng đường link tới các trang và website khác. Trong khi đó, các search engines hàng đầu coi các đường link như vậy là spam, bởi vậy không nên quá chú trọng vào những đường link kiểu như vậy”.

Glick - một quan chức của trang tìm kiếm AltaVista xác nhận rằng những đường link từ những trang cung cấp dịch vụ danh bạ đường link thường bị coi là spam, và nếu như website sử dụng những đường link như vậy một cách thái quá thì có thể tất cả sẽ bị đánh tụt hậu trong danh sách xếp hạng của AltaVista.

8. Đánh giá quãng thời gian tồn tại

Nếu bạn muốn một trang web thông thường được xếp hạng cao trong danh sách kết quả tìm kiếm, điều đó có thể được nếu như trang đó được post lên website và tồn tại một quãng thời gian đủ lâu để các search engines có tiếng tăm lọc được và chọn lên hàng đầu. Khối lượng và tính phức tạp của nội dung website đang tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ mà các “con nhện” của các search engine có thể phân loại và liệt kê. Vì vậy, một tiêu chí để các search engine đánh giá website là quãng thời gian mà trang tồn tại trong thế giới internet. Những trang tồn tại được 1 năm hoặc hai năm trở nên luôn được tốp 10 search engine hàng đầu thế giới “tìm thấy”, và vì thế những trang web mới được upload cách đây một vài tuần cũng sẽ được hưởng lợi theo.

9. Cập nhật thường xuyên

Đối với những kết quả liệt kê bao gồm đoạn thuyết minh mang tính nhân văn về nội dung của website, thường xuyên cập nhật thông tin được mọi người đánh giá cao hơn những website tĩnh, không có sự thay đổi về nội dung. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm sẽ bị vuột mất nếu thuật toán tìm kiếm không tính đến thông tin và ngày cập nhất cuối cùng trong bảng ghi điểm xếp hạng. Bởi vậy, khi cập nhật website của bạn thường xuyên mà quên lưu tâm tới 9 điều khác liệt kê trong bài này thì bạn sẽ lãng phí thời gian, website của bạn sẽ không được tính đến bởi bất kỳ thuật toán tìm kiếm xếp hạng nào. Mặt khác, khi update một trang nên tạo các đường link và chèn thêm các từ khoá để trang của bạn sẽ được cộng dồn giá trị trong việc xếp hạng website.

10. Tạo các url "thân thiện" với các search engines

Thông thường các url của các trang web động (dynamic content - trang web có nội dung động được lưu trong CSDL và được quản lý bằng một hệ thống quản trị nội dung) sẽ chứa các ký tự đặc biệt như "?" hoặc "&" trong quá trình website hoạt động. Nhưng tiếc là các trang web động này thường bị các công cụ tìm kiếm bỏ qua hoặc xếp vào hạng đợi để đánh chỉ mục (index) rất chậm vì nhiều lý do kỹ thuật. Vậy, cần tạo ra các url trong website mà không chứa các ký tự "?" và "&" để các search engine có thể dò tìm và đánh chỉ mục một cách nhanh chóng.

Do đó, một số webmaster đã "làm mẹo" bằng cách tạo các trang web tĩnh theo chủ đề để hạn chế vấn đề này. Lấy ví dụ trường hợp bạn bán nhiều loại thiết bị điện tử để bàn và cầm tay. Bằng cách tạo một trang web tĩnh (một trang web “bình thường” không được tạo từ cơ sở dữ liệu) cho thiết bị để bàn và một trang khác cho thiết bị cầm tay, webmaster có thể sử dụng các từ khóa quan trọng trên các trang này và vẫn kết nối đến các trang động để trưng bày từng sản phẩm. Công cụ tìm kiếm không hiểu được các trang động nhưng sẽ hiểu được trang tĩnh theo chủ đề mô tả và kết nối đến hàng loạt sản phẩm khác nhau.

Tuy vậy, đây là cách làm tốn sức và "không thông minh". Với các thành phần đưa thêm vào máy chủ web, webmaster có thể tạo ra các trang web động mà không chứa các ký tự "?" và "&" thông qua phương pháp được gọi là "viết lại đường dẫn" (url rewrite). Với phương pháp này, các nội dung động vẫn được quản lý và hiển thị một cách nhanh chóng đồng thời lại "thân thiện" với các search engines, và điều đó tạo điều kiện cho các search engines đánh chỉ mục rất sâu vào website, mang đến khả năng website có thể xuất hiện tốt tại các kết quả tìm kiếm (vì nội dung được đánh chỉ mục nhiều và sớm).
Theo: quangcaogoogles.com
Thu thuat vi tinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã nhận xét !
- Bạn có thể chèn link vào nhận xét bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo <b>Chữ đậm</b> và <i>Chữ ngiêng</i> cho nhận xét
- Hãy Chuyển đổi mã code trước khi chèn vào nhận xét
- Hãy bấm Theo dõi dưới chân trang để nhanh chóng nhận được phản hồi từ Thủ thuật vi tính
- Những nhận xét nào không lành mạnh hoặc chèn link spam sẽ bị xóa khỏi blog.

Mã hóa Code

Support : Trick Blogspot | Ghost win | Website Design | Seo Trick | Ghost win | Software Free | Site Map | Back Link | Contact Advertising | ↑ back to top
Ghi rõ nguồn thuthuatvitinhaz.blogspot.com dưới dạng liên kết khi phát hành lại thông tin từ trang này
Copyright © 2013. Thủ thuật Số - All Rights Reserved
Design by Ngân Giang
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel
Template by Dameva