Đăng bởi Admin | 15/5/13 | 0 nhận xét
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về Layer (lớp).Để thuận tiện cho việc xử lý, chúng ta thường bố trí đối tượng trên những Layer để khi xử lý đối tượng này không "dính dáng" gì đến đối tượng trên Layer kia.Tấc cả những gì liên quan đến Layer đều nằm trên palette Layer .
Các bạn hình dung thế này: Layer giống như những tấm phim hay tấm kính trong suốt được xếp chồng lên nhau,mỗi tấm phim (hay kính) như vậy gọi là một Layer,trên mỗi tấm phim (hay kính) đó bạn có thể bố trí nhiều đối tượng (hình ảnh, văn bản…).Khi bạn làm việc với Layer nào thì chỉ những đối tượng trên Layer đó bị tác động,những đối tượng trên Layer khác không bị ảnh hưởng.Khi nhìn từ trên xuống thì toàn bộ đối tượng trên các Layer sẽ được nhìn thấy nếu như đối tượng bên dưới không bị đối tượng bên trên nó che khuất.Bạn có thể tạo rất nhiều Layer trong một file ảnh nhưng hãy coi chừng vì khi đó dung lượng file là rất lớn có thể làm treo máy của bạn.Sau đây là mô hình cơ đơn giản để các bạn dể hình dung .
Khi các bạn bấm F7 thì Palette Layer sẽ hiện ra (theo mặc định)Trong Palette này có nhiều Tab (Layer,chanel,path),các bạn chọn Tab nào thì Tab đó sẽ active và sẽ có các chức năng tương ứng.Ở bài này chúng ta đang làm việc với Tab Layer (xem hình)
Các bạn chú ý hình minh họa sau đây :
Trên hình có 4 đối tượng là hình chữ nhật, hình tròn, hình Elip và hình tam giác được đặt trên 4 Layer khác nhau là Layer 1,Layer 2, layer 3,Layer 4 theo thứ tự từ dưới lên và 1 Layer background màu trắng.Lúc này layer 3 đang được chọn (trong tab Layer, layer 3 có nền màu xanh dương cho biết đang được chọn) nên chỉ đối tượng tam Elip màu vàng bị tác động khi xử lý,các đối tượng còn lại không ảnh hưởng.Chúng ta không thấy hoàn toàn hình chữ nhật màu đỏ là vì nó nằm ở Layer 1 bên dưới bị đối tượng Elip ở layer 2 phía trên che khuất một phần.
Chúng ta sẽ đi vào từng thành phần của Palette Layer
1-Bấm chuột vào ngay Tab Layer kéo thả ra ngoài để tạo Palette độc lập hoặc thả vào Palette khác.Các bạn tùy ý sắp xếp theo sở thích của mình.
2-Chọn Layer: Chọn Layer nào thì kích chuột ngay layer đó, chọn nhiều Layer thì kết hợp phím Ctrl rồi lần lượt kích vào Layer muốn chọn.
3-Chuyển Layer: Bấm vào Layer cần chuyển rồi rê lên hoặc rê xuống,hoặc có thể dùng phím Ctrl+] hay Ctrl+[ để chuyển lên hay xuống từng Layer một.
4-Copy Layer: Chọn Layer muốn copy, bấm Ctrl+J hoặc rê Layer đó thả vào biểu tượng new Layer,một bản sao Layer sẽ nằm ngay trên Layer gốc.
5- Đổi tên Layer: Nhấp đúp chuột ngay tên layer và nhập tên mới.
6-Xóa Layer: Rê Layer muốn xóa thả vào biểu tượng thùng rác (delete layer)
7-Tạo Layer mới: Kích biểu tượng Creat new layer để tạo mới.
8-Ẩn ,hiện Layer :Kích vào biểu tượng con mắt ngay bên trái tên Layer.
9-Liên kết layer: Chọn những Layer cần liên kết, bấm vào biểu tượng “mắt xích” bên dưới.Các Layer được liên kết sẽ có biểu tượng mắt xích trên Layer.Khi di chuyển thì các đối tượng trên các Layer đã liên kết sẽ di chuyển cùng lúc
10-Opacity: Độ mờ đục của Layer.Opacity =100% :mờ đục hoàn toàn opacity=0% : trong suốt hoàn toàn (không còn nhìn thấy đối tượng).Opacity=50% sẽ có độ mờ đục 50% khi đó chúng ta sẽ thấy được đối tượng ở Layer bên dưới.
11- Gộp Layer : Sau khi xử lý hoàn chỉnh,bạn có thể “dán dính” các Layer lại thành một để file ảnh “nhẹ” đi.Các bạn nên cân nhắc, khi đã dán dính lại rồi thì không tách ra được đâu.Bấm phím Ctrl+E sẽ gộp (merge layer) Layer bạn đang chọn với Layer ngay bên dưới nó,nếu có nhiều Layer được chọn thì Ctrl+E sẽ gộp những Layer đó lại với nhau.Các bạn bấm vào nút bung (hình tam giác phía trên phải của palette)sẽ hiện ra bảng lệnh như sau.
Merge down : dán dính Layer đang chọn với layer bên dưới nó, nếu chọn nhiều Layer thì sẽ dán những Layer đã chọn(hoặc bấm Ctrl+E).
Merge Visible (Ctrl+Shift+E): sẽ dán dính những layer “nhìn thấy” (không dán những layer ẩn)
Flatten Image: dán toàn bộ các layer thành Background (nếu không có layer nào ẩn thì Flatten Image và Merge visible là như nhau).
12-khóa Layer:các bạn xem hình bên dưới
A –Lock transparent pixels :Khóa không cho thao tác trên vùng trong suốt của Layer,nhưng có thể xử lý ngay trên đối tượng
B – Lock image pixels :Khóa không cho xử lý trên Layer,tuy nhiên có thể di chuyển đối tượng.
C – Lock position : Khóa không cho di chuyển nhưng cho phép xử lý đối tượng.
D – Lock All : Khóa tấc cả, không cho thực hiện thao tác gì trên Layer.
13-tạo vùng chọn là đường biên đối tượng :Bấm Ctrl+ kích vào Layer.
Các bạn thấy Layer Background luôn luôn bị khóa và bạn không thể xóa được Layer này.Tuy nhiên bạn có thể nhấp đúp vào Layer background, đổi tên cho nó và khi đó bạn có thể thao tác như một Layer bình thường.Vậy là các bạn đã nắm vững về Layer rồi nhé.
Nguồn: hocpsd.com - Thu thuat vi tinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét !
Mã hóa Code- Bạn có thể chèn link vào nhận xét bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo <b>Chữ đậm</b> và <i>Chữ ngiêng</i> cho nhận xét
- Hãy Chuyển đổi mã code trước khi chèn vào nhận xét
- Hãy bấm Theo dõi dưới chân trang để nhanh chóng nhận được phản hồi từ Thủ thuật vi tính
- Những nhận xét nào không lành mạnh hoặc chèn link spam sẽ bị xóa khỏi blog.